Chân Tóc Yếu Dễ Rụng Phải Làm Sao? Bí Quyết Phục Hồi Nang Tóc Và Ngăn Ngừa Rụng Tóc Hiệu Quả
- Người viết: html tech lúc
- Kinh nghiệm làm đẹp
Bạn có đang gặp phải tình trạng mỗi khi vuốt tóc, tóc rụng cả búi, da đầu thì nhờn bóng? Đây là những dấu hiệu cho thấy nang tóc đang bị tổn thương nghiêm trọng, bạn lo lắng chân tóc yếu dễ rụng phải làm sao? Đừng sợ, các bí quyết phục hồi nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc hiệu quả trong bài biết dưới đây của WEILAIYA sẽ rất hữu ích đối với bạn.
Tại sao chân tóc lại yếu và dễ rụng?
Nguyên nhân gây tóc yếu dễ rụng:
Yếu tố di truyền: Rụng tóc có thể có khuynh hướng di truyền và có xu hướng tập trung trong các gia đình. Xảy ra do nang tóc nhạy cảm với một loại hậu nội tiết tố nam được gọi là dihydrotestosterone (DHT). Do tác động của yếu tố di truyền, lượng dihydrotestosterone tăng lên nhanh chóng, vượt quá mức cần thiết của cơ thể, gây tổn thương cho nang tóc và khiến nang tóc chết đi.
Chế độ ăn thiếu dưỡng chất: Cơ thể không cung cấp đủ các chất cần thiết protein, vitamin A, C, B,.. và các chất khoáng như kẽm, sắt gây suy yếu nang tóc, làm tóc dễ rụng hơn.
Stress: Khi căng thẳng, lo lắng khiến cho các mạch máu trên da đầu co lại, làm cho lượng máu và dưỡng chất đi nuôi nang tóc bị giảm, lâu dần nang tóc bị tổn thương, gây rụng tóc.
Sử dụng hóa chất và nhiệt độ cao quá nhiều: Các chất hóa học trong thuốc uốn, nhuộm, đặc biệt là tẩy tóc trong thành phần gồm peroxide hydro (nước oxy) và ammonium persulfate (muối amoni) gây tổn thương nang tóc, da đầu rất mạnh. Bên cạnh đó khi kết hợp với việc dùng máy là, máy uốn tóc khiến tóc càng bị tổn thương nặng nề hơn.
Nhiễm trùng da đầu: Các bệnh nhiễm trùng da đầu như nấm da đầu hoặc viêm da đầu có thể làm tổn thương trực tiếp đến nang tóc, khiến chúng không thể sản xuất sợi tóc khỏe mạnh.
Lão hóa: Rụng tóc theo kiểu hình có liên quan chặt chẽ đến tuổi tác. Đầu tiên, nó sẽ ảnh hưởng đến một số nam giới khi dậy thì, và đến độ tuổi ba mươi, khoảng một phần tư nam giới sẽ có những dấu hiệu rụng tóc đầu tiên. Đến độ tuổi 50, gần một trong hai nam giới sẽ bị rụng tóc. Tỷ lệ này tăng lên đến hơn 80% khi về già.
Các dấu hiệu ban đầu nhận biết chứng rụng tóc
Độ co giãn của tóc giảm đi đáng kể.
Mái tóc trở nên khô xơ rất dễ cảm nhận.
Đuôi tóc chẻ ngọn.
Tóc dễ gãy nhất khi dùng lược.
Lượng tóc rụng ngày một nhiều hơn.
Tóc mọc rất chậm.
Dễ rối và rất khó khăn cho việc gỡ rối.
Khó tạo kiểu cho mái tóc bị hư tổn.
Cách xác định tình trạng nang tóc
1. Soi da đầu
Soi (dermoscopy) là phương pháp sử dụng kính hiển vi có ánh sáng trắng phát ra nhiều loại bước sóng trên bề mặt da để kiểm tra tình trạng tóc tóc và da đầu hiện được nhiều chuyên gia coi là một phần quan trọng trong việc thăm khám cho những bệnh nhân mắc chứng rụng tóc.
Dermoscopy cho phép thấy rõ các cấu trúc hình thái mà mắt thường không thể nhìn thấy được, bao gồm các đặc điểm xung quanh và giữa các nang tóc, cũng như những thay đổi về độ dày và hình dạng của sợi tóc.
Những tổn thương nang có thể thấy qua dermoscopy:
- Chấm vàng: do keratin và/hoặc chất bã nhờn tích tụ trong nang tóc, khiến nang tóc giãn rộng ra, tạo thành những đốm vàng. Đây có thể là biểu hiện của rụng tóc.mảng, rụng tóc kiểu hói.
- Chấm đen: là những nang tóc có chứa tóc bị đứt sót lại, có thế thấy trong các ca rụng tóc mảng, nấm, rụng tóc do thói quen nhổ tóc.
- Chấm trắng: những đốm trắng năm trên da đầu như hình tổ ong là những nang tóc đã bị phá hủy và bị xơ hóa. Chúng thường xuất hiện với bệnh rụng tóc sẹo.
- Chấm màu đỏ: có thể là biểu hiện của Lupus ban đỏ
- Chấm nâu: Lupus đĩa
- Quầng nâu quanh nang tóc: biểu hiện của sưng viêm nang tóc trong rụng tóc kiểu hói.
- Nang tóc rỗng: Có hồ đâm sâu vào da nhưng không có tóc mọc ra từ đó. Chúng có thể xuất hiện nếu bạn mắc rụng tóc kiểu hói, rụng tóc mảng, rụng tóc Telogen.
- Mất nang tóc: Không có nang tóc do bị xơ hóa, thấy trong rụng tóc sẹo.
Những tổn thương về sợi tóc:
- Độ dày sợi tóc khác nhau: đường kính của các sợi tóc có sự khác nhau, là biểu hiện của rụng tóc hói hoặc rụng tóc Telogen.
- Tóc dầu chấm than: sợi tóc có phần ngọn thô to, xơ xác, thân tóc bị thu hẹp, xuất hiện với các ca rụng tóc mảng, rụng tóc do hóa trị, tật nhổ tóc.
- Tóc gãy, xoắn lại: sợi tóc đứt gãy với những độ dài khác nhau, xuất hiện ở rụng tóc mảng và tật nhổ tóc.
- Tóc tơ: đường kính dưới 0,03mm, ngắn hơn 3mm được gọi là tóc tơ; rụng tóc kiểu hói (Androgenetic Alopecia), rụng tóc mảng, rụng tóc Telogen.
- Tóc hình dấu phẩy, xoắn cuộn: Tóc không mọc nỗi khỏi nang lông, cuộn lại thành hình dấu phẩy (hình chữ C) hoặc sợi tóc cuộn xoắn lại như hình trôn ốc, nằm sát da đầu; hình thành do nấm.
2. Xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ nắm được những thông tin quan trọng về sức khỏe tổng quát của người bệnh. Đồng thời, xét nghiệm máu còn có thể giúp bác sĩ có được những thông tin liên quan đến nội tiết tố, dinh dưỡng, tuyến giáp,…
Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Xét nghiệm máu có thể phát hiện thiếu sắt, kẽm, vitamin D, và các dưỡng chất cần thiết khác cho sự phát triển của tóc. Thiếu hụt các chất này thường dẫn đến rụng tóc.
Mất cân bằng hormone: Rối loạn hormone, đặc biệt là hormone tuyến giáp (thyroid) hoặc hormone sinh dục (testosterone, estrogen), có thể ảnh hưởng đến chu kỳ mọc tóc. Xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng tuyến giáp và mức hormone.
Rối loạn miễn dịch: Một số bệnh tự miễn như lupus hoặc bệnh viêm da có thể gây rụng tóc. Xét nghiệm máu giúp phát hiện các dấu hiệu của bệnh lý tự miễn.
Căng thẳng và bệnh lý khác: Một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh gan, thận hoặc các vấn đề về chuyển hóa cũng có thể gây rụng tóc, và xét nghiệm máu có thể giúp phát hiện sớm.
Nhờ xét nghiệm máu, bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân rụng tóc để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Chế độ ăn uống giúp phục hồi nang tóc
Nang tóc là một bộ phận của cơ thể. Do đó, chúng cũng bị ảnh hưởng bởi những gì cơ thể hấp thu như bất kỳ bộ phận nào khác. Với một chế độ ăn uống cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể có thể giúp cho nang tóc phát triển khỏe mạnh, tóc mọc ra dài và bóng mượt.
Việc xây dựng chế độ ăn chủ yếu gồm là bốn thành phần chính có thể cải thiện nang tóc:
Thực phẩm xơ: rau xanh như súp lơ, rau cải bina,...
Thực phẩm Protein: thịt đỏ và thịt gà, cá hồi, cá ngừ, sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng,...
Thực phẩm vi chất dinh dưỡng: cam, quýt, ổi,..
Thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
Với chế độ ăn uống lành mạnh được xây dựng, có thể cung cấp cho tóc tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này, đến lượt nó, có thể dẫn đến nang tóc sạch hơn, không bị tắc nghẽn và tóc khỏe hơn, dày hơn.
Chăm sóc tóc đúng cách
1. Gội đầu đúng cách
Gội đầu khoảng 2-3 lần/ 1 tuần và lựa chọn sản phẩm dầu gội, dầu xả lành tính, an toàn có thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên, không có chất bảo quản, không có chất tạo bọt giúp tóc không bị khô xơ sau mỗi lần gội.
Cặp gội xả Gừng - Hà Thủ Ô Weilaiya
Đừng quên dùng dầu xả cho ngọn sau mỗi lần gội để tóc được bổ sung thêm độ ẩm và lượng dầu để tóc bóng mượt hơn.
Không chải tóc khi còn ướt.
2. Massage da đầu thường xuyên
Phục hồi nang tóc thông qua việc massage da đầu là cách rất hiệu quả. Các nang tóc được nuôi dưỡng bởi các mạch máu xung quanh. Vì vậy, xoa bóp da đầu sẽ kích thích lưu thông máu da đầu và cải thiện độ dày của tóc.
Massage da đầu giúp tác động lên các tế bào nằm dưới nang tóc. Đây là các tế bào đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, thúc đẩy mọc tóc và điều chỉnh chu kỳ phát triển của tóc.
Bạn có thể sử dụng các đầu ngón tay xoa bóp nhẹ nhàng da đầu theo chuyển động tròn trong khi gội đầu hoặc ủ tóc, kết hợp thêm các loại dầu dưỡng tự nhiên như dầu dừa, dầu argan để tăng hiệu quả chăm sóc tóc và da đầu.
Phương pháp y tế hỗ trợ
1. Sử dụng thuốc
Thuốc bôi tại chỗ Minoxidil: Chế phẩm 2%, 5% được dùng bôi lên da đầu giúp giúp tăng chiều dài và độ dày của tóc. Minoxidil hoạt động như một chất giãn mạch, giúp tăng lưu lượng máu đến da đầu .
Thuốc uống Finasteride: ức chế enzym 5-alpha-reductase, ngăn chặn sự chuyển đổi testosterone thành dihydrotestosterone, và rất hiệu quả cho rụng tóc kiểu hói nam.
2. Liệu pháp vi kim
Liệu pháp lăn kim là phương pháp thúc đẩy mọc tóc có thể đảo ngược tình trạng tóc nhỏ ở những người hói đầu giai đoạn đầu.
- Lăn kim là một kỹ thuật trị liệu sử dụng kim có kích thước bằng đầu kim. Những chiếc kim này được lăn nhẹ nhàng trên da đầu, tạo ra những vết thương nhỏ. Khi vết thương lành lại, một quá trình diễn ra dẫn đến việc tái tạo lại vùng da bị thương. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển của các tế bào da mới, cũng như sự hồi sinh của các nang tóc đang ngủ yên.
3. Phương pháp cấy tóc
Ở những bệnh nhân bị rụng tóc nhiều, tình trạng rụng tóc vĩnh viễn còn được gọi là mất nang tóc gây ra hói đầu. Lúc này, các nang tóc đóng lại hoàn toàn, biện pháp phục hồi nội khoa hầu như không mang lại hiệu quả. Phương pháp cấy tóc là cách duy nhất để phục hồi tóc mọc ở những vùng đã bị rụng tóc.
Có 2 phương pháp: Phương pháp FUT (cắt dải nang tóc) và Phương pháp FUE (chiết cụm nang tóc).
Bản chất của cấy tóc là phân bố lại vị trí tóc trên cùng cơ thể, nghĩa là bác sĩ sẽ di chuyển nang tóc khỏe mạnh của bệnh nhân từ vị trí này sang vị trí khác.
Phương pháp này chỉ là khắc phục tình trạng hói chứ không loại bỏ được nguyên nhân gây rụng tóc.
Lối sống lành mạnh để có mái tóc khỏe mạnh
1. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ sâu và chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo và phục hồi nang tóc. Đây không chỉ là thời gian để cơ thể nghỉ ngơi mà còn là lúc tập trung tái tạo tế bào, bao gồm cả tế bào da đầu và các tế bào xung quanh nang tóc.
Trong giai đoạn ngủ sâu, cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng (GH), giúp kích thích tóc phát triển và tái tạo nang tóc.
Ngủ đủ giấc còn giúp giảm căng thẳng, cải thiện tuần hoàn máu, từ đó giảm nguy cơ rụng tóc.
2. Kiểm soát stress
Kiểm soát stress mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tóc. Khi căng thẳng được kiểm soát, cơ thể sản xuất ít hormone cortisol hơn, giảm nguy cơ rụng tóc do căng thẳng. Stress kéo dài có thể gây rối loạn chu kỳ phát triển của tóc, khiến tóc yếu, dễ gãy rụng và làm chậm quá trình mọc lại.
Bằng cách duy trì tinh thần thoải mái, cơ thể cải thiện tuần hoàn máu, cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho nang tóc, giúp tóc chắc khỏe và mọc nhanh hơn.
3. Tập thể dục đều đặn
Khi tập luyện thể dục thể thao, tuần hoàn máu được cải thiện, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất và oxy hơn cho nang tóc, từ đó kích thích tóc mọc nhanh và chắc khỏe.
Ngoài ra, tập thể dục còn giúp giảm căng thẳng, một yếu tố chính gây rụng tóc. Việc duy trì hormone cân bằng và tăng cường sức khỏe tổng thể thông qua tập thể dục cũng giúp tóc phát triển tốt hơn và giảm nguy cơ gãy rụng.
Kết luận
Bài viết trên đây đã tổng hợp các cách giúp phục hồi nang tóc hiệu quả. Hãy ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho tóc bằng cách duy trì chế độ ăn cân bằng đầy đủ dưỡng chất, kết hợp với lối sống lành mạnh có thể hỗ trợ quá trình tái tạo và phục hồi nang tóc một cách tối ưu. Nhớ kiên nhẫn và duy trì thói quen chăm sóc tóc đều đặn để đạt được kết quả tốt nhất.
Đừng quên tiếp tục theo dõi WEILAIYA để nhận được những chia sẻ hữu ích về làm đẹp bạn nhé!