Ăn Gì Cho Tóc Mềm Mượt? Bật Mí 5 Chế Độ Ăn Uống Để Có Mái Tóc Đẹp
- Người viết: html tech lúc
- Kinh nghiệm làm đẹp
Mái tóc không chỉ là yếu tố góp phần hoàn thiện vẻ đẹp bên ngoài ở con người mà còn phản ánh tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta. Để sở hữu mái tóc khỏe mạnh, mềm mượt và óng ả, ngoài việc chăm sóc tóc từ bên ngoài thì chế độ dinh dưỡng để tóc khỏe đẹp từ bên trong đóng vai trò vô cùng quan trọng. Vậy ăn gì cho tóc mềm mượt? WEILAIYA sẽ bật mí 5 chế độ ăn uống để có mái tóc đẹp ngay trong bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Những thực phẩm giàu protein giúp tóc mềm mượt
1. Vai trò của protein với tóc
Protein được tạo thành từ các axit amin, rất cần thiết cho quá trình tổng hợp keratin - thành phần chủ yếu trong cấu tạo của sợi tóc, chiếm khoảng 70%.
Protein (Keratin) không chỉ cải thiện độ bóng khỏe của tóc, mà còn hỗ trợ khắc phục các khuyết điểm trên tóc như tóc khô, xơ, chẻ ngọn, gãy rụng nhiều.
2. Nguồn thực phẩm bổ sung protein cho tóc
-Thực phẩm có nguồn gốc động vật: Thịt đỏ (Thịt bò, thịt lợn, thịt dê,...) và thịt gà nguồn cung cấp protein chính; cá (cá hồi, cá ngừ,..); trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa (phô mai, bơ,..), chúng chiếm từ 15 đến 40% lượng thức ăn.
-Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu xanh, đậu nành (sản phẩm cung cấp protein nhiều nhất trong các loại đậu),...; gạo, mì, ngô,...
Việc bổ sung đa dạng và phối hợp nhiều loại thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống sẽ cung cấp đầy đủ, cân đối các axit amin cho cơ thể, vì mỗi loại thực phẩm chứa nhiều axit amin này nhưng lại thiếu axit amin khác. Với chế độ ăn uống cân bằng sẽ vừa giúp cơ thể khỏe mạnh vừa hỗ trợ cho mái tóc phát triển khỏe mạnh từ bên trong.
Vitamin và khoáng chất cần thiết cho mái tóc mềm mượt
Các loại vitamin và khoáng chất quan trọng cho tóc: vitamin A, C, E, biotin, sắt, kẽm.
Vitamin A
Vitamin A sau khi được các enzym ở tụy thủy phân thành retinol, 1 phần retinol tự do liên hợp với acid glucuronic và bị oxy hóa tạo ra axit retinoic, giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc bằng cách kích thích hoạt động của các tế bào nang tóc và hỗ trợ sự tăng sinh của các tế bào tóc mới.
Bên cạnh đó axit retinoic còn làm bài tiết chất nhầy. Bã nhờn giúp dưỡng ẩm cho da đầu. Khi da đầu được dưỡng ẩm đầy đủ, tóc sẽ khỏe mạnh, không bị chẻ ngọn, khô hoặc gãy.
Vitamin C cải thiện tình trạng khô xơ, chẻ ngọn
Khi các gốc tự do tăng lên và cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể suy giảm, tình trạng mất cân bằng này gây ra tình trạng tổn thương tăng dần đến cấu trúc tế bào, dẫn đến dấu hiệu lão hóa.
Quá trình lão hóa của tóc hiện có khả năng làm suy giảm chức năng của tế bào khỏe mạnh, gây bạc tóc và làm giảm khả năng mọc tóc hoặc gây rụng tóc. Vitamin C là một chất chống oxy hóa rất tốt, giúp giảm sự hình thành các gốc tự do gây hại cho sự phát triển của tóc.
Vitamin E giúp bảo vệ tóc
Vitamin E cũng giống như Vitamin C là một chất chống oxy hóa tự nhiên, hiệu quả, bảo vệ cơ thể nói chung hay sự phát triển của tóc nói riêng bằng cách tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các gốc tự do.
Biotin (Vitamin B7) - chìa khóa kích thích mọc tóc
Biotin có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tóc, do biotin giúp tăng cường sản xuất keratin. Khi cơ thể được cung cấp đủ biotin, tóc có thể mọc nhanh hơn, dày hơn, ngăn ngừa rụng tóc, cải thiện độ bóng mượt và hỗ trợ sức khỏe da đầu.
Sắt - khoáng chất ngăn ngừa rụng tóc
Sắt đóng vai trò thiết yếu trong việc ngăn ngừa rụng tóc, vì nó là thành phần chủ yếu của enzyme ribonucleotide reductase – một loại enzyme cần thiết cho sự phát triển của các tế bào nang tóc. Khi cơ thể thiếu sắt, lượng enzyme này sẽ giảm đi, tạo ra các tế bào nang tóc yếu và dẫn đến rụng tóc.
Kẽm - khoáng chất vàng cho tóc
Kẽm ngoài có tác dụng chống oxy hóa giống với Vitamin C, Vitamin E giúp tóc giảm khô xơ, rối, gãy rụng, nó còn có tác dụng giảm ngứa da đầu và làm sạch gàu. Do kẽm kết hợp với pyrithion tạo thành phức hợp Kẽm-Pyrithion chính là hoạt chất giúp kiểm soát những vi khuẩn, nấm gây ngứa. Giúp làm dịu da đầu, giảm ngứa đồng thời giảm dầu thừa trên tóc.
Khi nói đến nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe của tóc, điều quan trọng là phải chọn nguồn chất lượng. Các loại rau xanh như rau bina, rau cải xanh, ớt chuông,..., ngũ cốc nguyên hạt, trái cây,.. là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tuyệt vời để hỗ trợ sự phát triển của tóc.
Uống đủ nước mỗi ngày để tóc luôn mềm mượt
Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của tóc. Dưới đây là một số vai trò chính của nước với mái tóc:
Dưỡng ẩm tự nhiên: Nước cung cấp độ ẩm cho tóc từ bên trong, giúp mái tóc mềm mại, không bị khô xơ hay dễ gãy rụng.
Kích thích tuần hoàn máu: Uống đủ nước giúp cải thiện lưu thông máu, cung cấp đủ dưỡng chất cho các nang tóc, hỗ trợ sự phát triển của tóc.
Thải độc và làm sạch da đầu: Nước hỗ trợ cơ thể thải độc, loại bỏ các chất cặn bã và dầu thừa, giúp da đầu sạch sẽ, hạn chế nguy cơ gàu và viêm nhiễm.
Ngăn ngừa rụng tóc: Cơ thể thiếu nước có thể dẫn đến tóc yếu và dễ gãy rụng. Uống đủ nước giúp duy trì độ ẩm cho tóc, giúp tóc chắc khỏe.
Tăng cường sức sống cho tóc: Mái tóc được cung cấp đủ nước sẽ trở nên bóng mượt, tràn đầy sức sống, hạn chế tình trạng tóc xơ rối và chẻ ngọn.
Như vậy, việc uống đủ nước hàng ngày là một phần quan trọng giúp duy trì mái tóc khỏe đẹp.
Chắc hẳn ai cũng biết được rằng, 70% cơ thể chúng ta là nước. Mỗi người nên uống đủ 2 lít nước trong một ngày để đảm bảo cân bằng chuyển hóa trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng nước cần thiết trong ngày có thể dao động tùy theo thể trạng mỗi người. Hay nói cách khác, chúng ta cần uống nước theo cân nặng để đảm bảo sức khỏe.
Tờ US News & World Report đã đưa ra công thức tính như sau:
Lượng nước (oz) = Cân nặng (lbs) x 0.5
Ta có 1oz= 30ml, 1 lbs=0.5 kg, vậy có thể viết lại theo công thức theo cách dễ hiểu sau:
Lượng nước (ml) = Cân nặng (kg) x 30
Thực phẩm gây hại cho tóc mà bạn nên tránh
Các loại thực phẩm nên tránh: đồ ăn nhanh, đồ ngọt, thức uống có ga.
1. Đồ ăn nhanh
Thường thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm, protein, và vitamin E - những chất cần thiết để nuôi dưỡng tóc. Thiếu các dưỡng chất này có thể làm tóc yếu, dễ gãy rụng, khô xơ.
Bên cạnh đó những thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo bão hòa và dầu mỡ, có thể khiến da đầu sản sinh nhiều dầu nhờn hơn, dẫn đến tóc bết dính và dễ bị viêm nhiễm da đầu.
2. Đồ ngọt
Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng mức insulin trong cơ thể, kích thích hormone androgen – hormone có liên quan đến tình trạng rụng tóc. Điều này có thể dẫn đến tóc yếu, mỏng và dễ rụng.
Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể khiến da đầu sản xuất nhiều dầu hơn, làm tóc dễ bết dính, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, từ đó gây ra các vấn đề về da đầu và tóc.
3. Thức uống có ga
Thức uống có ga thường chứa rất ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại giàu đường và các chất tạo ngọt nhân tạo. Điều này có thể khiến cơ thể thiếu các dưỡng chất quan trọng như vitamin, khoáng chất, và protein cần thiết cho sự phát triển và chắc khỏe của tóc.
Bổ sung dầu lành mạnh để nuôi dưỡng tóc từ sâu bên trong
Vai trò của dầu đối với tóc:
Giảm tình trạng rụng tóc.
Tăng cường độ chắc khỏe cho mái tóc.
Kích thích tóc mọc dày và dài hơn.
Cung cấp độ ẩm sâu, nuôi dưỡng tóc mềm mượt.
Giúp tóc bóng khỏe, giảm xoăn cứng.
Dưỡng ẩm da đầu, hạn chế gàu xuất hiện.
Bảo vệ tóc khỏi tác hại của tia UV.
Các loại dầu tốt cho tóc: dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạt lanh.
Dầu oliu:
Chống oxy hóa: Dầu oliu giàu vitamin E và polyphenol, giúp bảo vệ tóc khỏi tác hại của gốc tự do và môi trường.
Kích thích mọc tóc: Dầu oliu giúp cải thiện tuần hoàn máu ở da đầu, kích thích các nang tóc phát triển, giúp tóc mọc nhanh hơn.
Làm mềm và bóng tóc: Sử dụng dầu oliu đều đặn giúp tóc thêm bóng mượt và mềm mại.
Cách sử dụng: Dùng dầu ô liu trong các món salad, trộn vào mì ống, hoặc dùng để nấu ăn nhẹ. Dầu ô liu có thể dùng để chiên, nướng và ướp thực phẩm.
Dầu dừa
Dưỡng ẩm sâu: Dầu dừa thấm sâu vào sợi tóc, giúp cung cấp độ ẩm cần thiết, làm tóc mềm mượt, bớt khô xơ.
Ngăn ngừa gãy rụng: Với khả năng bảo vệ lớp keratin của tóc, dầu dừa giúp giảm rụng tóc và chẻ ngọn.
Kháng khuẩn và nấm: Dầu dừa chứa axit lauric, có đặc tính kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa các bệnh về da đầu như gàu và viêm da.
Cách sử dụng: Dùng dầu dừa để nấu ăn, làm bánh, hoặc thêm vào các món ăn như cháo, sinh tố, hoặc cà phê. Dầu dừa cũng thích hợp cho các món chiên xào.
Dầu hạt lanh
Ngăn ngừa chẻ ngọn và tóc gãy: Vitamin E trong dầu hạt lanh giúp tăng cường chắc khỏe của sợi tóc, giảm thiểu tình trạng tóc chẻ ngọn và gãy rụng, giúp tóc chắc khỏe hơn.
Kích thích mọc tóc: Dầu hạt lanh chứa nhiều omega-3, giúp kích thích sự phát triển của nang tóc, thúc đẩy tóc mọc dày và khỏe mạnh hơn.
Giúp tóc bóng mượt: Dầu hạt lanh có khả năng làm mượt tóc tự nhiên, giúp tóc bóng khỏe hơn, đồng thời tạo độ sáng do da đầu và mềm mịn cho tóc.
Cách sử dụng: Dầu hạt lanh có thể được thêm vào các món salad, sinh tố, hoặc trộn với sữa chua. Tránh nấu ở nhiệt độ cao vì dầu này dễ bị oxy hóa.
Kết luận
Bài viết trên đã chia sẻ cho bạn thông tin ăn gì cho tóc mềm mượt và bật mí 5 chế độ ăn uống để có mái tóc đẹp nên có trong thực đơn hàng ngày. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ xây dựng được chế độ ăn để chủ động bổ sung dinh dưỡng vào bữa ăn cho cả gia đình.
Đừng quên tiếp tục theo dõi WEILAIYA để nhận được những chia sẻ hữu ích về làm đẹp bạn nhé!